Bình Định mắc kẹt hơn 300ha “đất vàng” giữa trung tâm Quy Nhơn?

07/11/2022

Bình Định mắc kẹt hơn 300ha “đất vàng” giữa trung tâm Quy Nhơn?

Bình Định dự kiến dùng quỹ đất tại Khu đô thị hồ Phú Hòa, thanh toán cho 2 dự án BT. Tuy nhiên, sau khi Bộ Tài chính có văn bản đề nghị UBND tỉnh, tạm dừng sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, dự án này lâm cảnh dở dang.

Tỉnh không hề cấp giấy phép, núi Bà Hoả bị khai thác tan hoang

Từng là kỳ vọng nhưng sau 8 năm triển khai xây dựng, Khu đô thị du lịch – văn hóa – thể thao hồ Phú Hòa (Khu đô thị hồ Phú Hoà, nằm giữa trung tâm Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), giờ đây đang trở thành nỗi thất vọng của người dân.

Đầu tháng 10/2022, dự án Khu đô thị hồ Phú Hòa chỉ là những bãi đất trống hoang hóa rộng bạt ngàn, nhiều hạng mục đang thi công còn dang dở, tạm dừng.

Điều “ấn tượng” dễ dàng nhận thấy là núi Bà Hoả nằm bên trong khu đô thị, trở nên tan hoang nham nhở, đây là hệ quả được “góp phần” từ việc nhiều doanh nghiệp từng ngang nhiên đào bới, khai thác đất không đúng quy định, chở đi nơi khác phục vụ các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Thời điểm khai thác khoáng sản rầm rộ nhất (năm 2018-2019), người dân sống gần núi Bà Hoả rất khổ sở, mất ăn mất ngủ, liên tục chặn xe… vì chịu không nổi cảnh bụi bặm, nguy hiểm do đoàn xe tải ra vào chở đất liên tục, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Bình Định mắc kẹt hơn 300ha "đất vàng" giữa trung tâm Quy Nhơn?

Bình Định mắc kẹt hơn 300ha “đất vàng” giữa trung tâm Quy Nhơn?

Sở TNMT tỉnh Bình Định khẳng định, tại núi Bà Hoả UBND tỉnh chỉ cho phép san ủi thi công phục vụ mặt bằng liên quan dự án Khu đô thị hồ Phú Hòa, không hề cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản cho bất cứ doanh nghiệp nào, chở đi nơi khác.

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, khối lượng khoáng sản tại núi Bà Hoả bị khai thác lấy đi là rất lớn, diễn ra trong nhiều năm liền, dấu vết để lại hiện trường tan hoang và không có ai chịu trách nhiệm hoàn thổ.

Theo hồ sơ, Khu đô thị hồ Phú Hòa là dự án mà tỉnh Bình Định dự kiến dùng để thanh toán cho 2 dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hòa (thực hiện theo hình thức BT).

UBND tỉnh Bình Định tổ chức mời gọi đầu tư theo hình thức BT, kết quả chỉ có duy nhất nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc (Công ty Phúc Lộc, trụ sở tại tỉnh Ninh Bình) tham gia.

Trên cơ sở đó, ngày 1/7/2014, UBND tỉnh Bình Định có văn bản số 2745/UBND-KTN giao cho Công ty Phúc Lộc là nhà đầu tư thực hiện 2 dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà (theo hình thức BT), giao dự án khác để thanh toán cho nhà đầu tư được xác định là dự án khai thác quỹ đất của Khu đô thị hồ Phú Hoà. Tỉnh Bình Định cũng cho phép cho nhà đầu tư triển khai các dự án cùng lúc.

Ngày 23/7/2015, UBND tỉnh Bình Định có quyết định số 2567/QĐ-UBND Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị hồ Phú Hòa với tổng quy mô diện tích khu đất hơn 324ha (bao gồm hơn 317ha theo Quyết định số 3007/QĐ-CTUBND ngày 11/10/2013 của UBND tỉnh Bình Định và bổ sung 6,29ha đất dự trữ phát triển theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại kết luận số 444/KL/TU ngày 17/6/2015). Dự án được giao liên doanh nhà đầu tư Công ty Phúc Lộc – Thành An triển khai.

Bình Định mắc kẹt hơn 300ha "đất vàng" giữa trung tâm Quy Nhơn?

Bình Định mắc kẹt hơn 300ha “đất vàng” giữa trung tâm Quy Nhơn?

Thời điểm hình thành dự án Khu đô thị hồ Phú Hòa, một số cựu lãnh đạo tỉnh Bình Định bày tỏ lo ngại, thậm chí phản đối trước việc cho phép doanh nghiệp đào phá núi Bà Hỏa để khai thác đất, san lấp hồ Phú Hòa, vì Quy Nhơn chịu tác động khí hậu biển nên cần phải có hồ để điều hòa khí hậu, điều tiết nước, giảm ngập lụt, triều cường.

Theo người dân địa phương, hồ Phú Hòa vốn rộng 120 ha, là nơi điều hòa nước sông Hà Thanh. Tuy nhiên, việc triển khai dự án khu đô thị khiến lòng hồ san lấp, thu hẹp lại, như vậy có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát lũ, gây ngập úng địa bàn khu vực lân cận.

Đến nay, việc dự án chậm triển khai, bỏ không nhiều năm liền, càng khiến người dân bất bình hơn.

Thậm chí, nhiều cử tri đã đệ đơn đề nghị chính quyền tỉnh Bình Định, giải thích lý do khiến dự án Khu đô thị hồ Phú Hoà “giẫm chân tại chỗ quá lâu”.

Bởi, thực tế quỹ đất để phát triển đô thị tại Quy Nhơn không lớn, nhu cầu chỗ ở của người dân càng tăng cao, tuy nhiên việc bỏ hoang hơn 324 hécta giữa trung tâm thành phố nhiều năm liền, khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Khu đô thị 5.000 tỷ đồng... sau 8 năm triển khai xây dựng, chỉ là khu đất hoang hoá

Khu đô thị 5.000 tỷ đồng… sau 8 năm triển khai xây dựng, chỉ là khu đất hoang hoá

Nhiều cơ quan Nhà nước lân cận bị ảnh hưởng

Cả hai dự án BT triển khai chậm nên tỉnh Bình Định chưa giao đất của dự án Khu đô thị Phú Hòa cho Công ty Phúc Lộc để hoàn vốn cho nhà đầu tư như dự kiến ban đầu.

Năm 2018, Bộ Tài chính có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Định tạm dừng sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Từ đó, dự án Khu đô thị hồ Phú Hòa buộc phải tạm dừng và chờ Chính phủ hướng dẫn cụ thể.

Thế nhưng, 2 hợp đồng BT đã hết thời hạn, trong khi dự án Khu đô thị Phú Hòa đã tạm dừng thực hiện, ngành chức năng tỉnh Bình Định và nhà đầu tư chưa có tiếng nói chung trong cách giải quyết nên chưa thể triển khai được các bước tiếp theo.

Khu đô thị hồ Phú Hoà, nằm giữa trung tâm Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Khu đô thị hồ Phú Hoà, nằm giữa trung tâm Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Nhà đầu tư vi phạm quy định về quản lý xây dựng

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (tháng 5/2019), đến thời điểm thanh tra, dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà được triển khai nhưng UBND tỉnh Bình Định vẫn chưa làm thủ tục trình Thủ tướng phê duyệt dự án Khu đô thị hồ Phú Hoà, để có quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.

Mặc dù chưa được bàn giao mặt bằng nhưng nhà đầu tư đã tổ chức triển khai thi công một số công trình, hạng mục dự án đường Điện Biên Phủ kéo dài và dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hoà khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công, Giấy phép xây dựng được phê duyệt là vi phạm quy định quản lý xây dựng.

Nhà đầu tư chậm lập các thủ tục điều chỉnh dự án, thiết kế, bản vẽ thi công – dự toán công trình để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định và phê duyệt. Chậm ứng kinh phí để chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án BT, Khu đô thị- Du lịch – Văn hóa – Thể thao hồ Phú Hòa và kinh phí rà phá bom mìn vật nổ, chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ (7,6ha), chậm xây dựng khu tái định cư cho người dân.

Trên thực tế, việc dự án Khu đô thị hồ Phú Hòa chậm triển khai đã gây gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của các trụ sở, cơ quan Nhà nước lân cận.

Tuyến đường Điện Biên Phủ nối dài đi qua dự án, đến nay vẫn chưa hoàn thành việc thảm nhựa, dẫn đến điệp khúc “nắng bụi bặm, mưa lầy lội ngập nước”, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh Bình Định.

Còn trụ sở Cục Thuế tỉnh Bình Định là công trình duy nhất nằm trong phần đất của khu đô thị đã hoàn thành xây dựng và đang hoạt động, thế nhưng cán bộ cơ quan này cũng gặp không ít phiền toái vì bị ảnh hưởng bụi bặm, khi đến nơi làm việc.

Nhiều hạng mục tại Khu đô thị hồ Phú Hòa vẫn đang còn dang dở, chưa hoàn thành

Nhiều hạng mục tại Khu đô thị hồ Phú Hòa vẫn đang còn dang dở, chưa hoàn thành

Liên lạc với lãnh đạo điều hành dự án (thuộc Công ty Phúc Lộc chi nhánh tại tỉnh Bình Định trước đây) thì họ cho biết, một số người đã chuyển vị trí công trình khác hoặc tạm nghỉ việc. Hiện tại, Khu đô thị hồ Phú Hoà đang tạm dừng thi công nên chỉ còn vài công nhân ở lại giữ máy móc, không có mặt lãnh đạo tại Bình Định. Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Thành An từ chối trả lời và đề nghị liên lạc với Ban quản lý công trình.

Với vai trò là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT, lãnh đạo Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định cho hay, tới đây cơ quan này sẽ họp bàn với nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc, để tìm hướng giải quyết liên quan đến dự án BT trên địa bàn.

“Hợp đồng BT đã hết hạn từ 2 năm nay, nhưng dự án thì vẫn chưa xong và còn nhiều vấn đề về pháp lý. Cuộc làm việc với nhà đầu tư nhằm ghi nhận để đề xuất lãnh đạo tỉnh giải quyết, vì khâu quyết định vượt thẩm quyền của Ban”, vị này cho hay.

Trụ sở Cục Thuế tỉnh Bình Định là công trình duy nhất hoạt động nằm trong phần đất của khu đô thị nhưng gặp không ít phiền toái vì bụi bặm

Trụ sở Cục Thuế tỉnh Bình Định là công trình duy nhất hoạt động nằm trong phần đất của khu đô thị nhưng gặp không ít phiền toái vì bụi bặm

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Định chưa hề giao đất tại Khu đô thị hồ Phú Hòa cho nhà đầu tư, để thanh toán đối với dự án BT.

Mọi chuyện vẫn tạm dừng ở mức “đàm phán” chưa ngã ngũ, tuy nhiên việc giải quyết lại đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý (theo luật hiện tại không cho phép dùng tài sản công là quỹ đất để thanh toán dự án BT). Hiện tại, vẫn chưa có tiếng nói chung giữa cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định và nhà đầu tư trong phương án giải quyết.

“Tỉnh sẽ cho rà soát toàn bộ lại thủ tục đối với dự án BT, các ngành sẽ họp báo cáo đề xuất hướng giải quyết. Chúng tôi chưa giao đất, theo dự kiến sẽ tính đến phương án đấu thầu, đấu giá tại Khu đô thị hồ Phú Hoà, để thanh toán đủ cho nhà đầu tư. Vụ việc sẽ được tỉnh giải quyết, căn cứ theo đúng quy định của pháp luật”, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định khẳng định.

Lượng đất bị khai thác “lậu” rất lớn, Sở TNMT tỉnh Bình Định nói không thể xác định?

Ông Trương Bá Vinh – Trưởng phòng Tài nguyên Khoáng sản (Sở TNMT tỉnh Bình Định) khẳng định, khu vực núi Bà Hoả tại Khu đô thị hồ Phú Hoà, UBND tỉnh Bình Định chỉ cấp quyền khai thác khoáng sản cho phép san ủi phục vụ nội bộ mặt bằng dự án Khu đô thị Hồ Phú Hoà, tại đây không cấp phép khai thác khoáng sản để phục vụ các công trình khác.

Công ty Phúc Lộc và một số doanh nghiệp “có tiếng” trụ sở tại tỉnh Bình Định lợi dụng vào khu vực núi Bà Hoả khai thác đất chở ra ngoài không đúng quy định, đã từng bị xử lý hành chính.

“Tất cả các hành vi khai thác đất tại núi Bà Hoả để chở ra ngoài phục vụ các công trình khác là không được phép, vi phạm quy định của pháp luật”, ông Vinh nói.

Theo ông Trương Bá Vinh, năm 2019 Sở TNMT tỉnh Bình Định đã ra quyết định xử phạt Công ty Phúc Lộc số tiền 90 triệu đồng vì khai thác đất trái phép tại núi Bà Hoả, Công ty Phúc Lộc và Công ty TNHH Nhật Minh (trụ sở tại tỉnh Bình Định)… cũng từng bị UBND TP.Quy Nhơn xử phạt mỗi doanh nghiệp 10 triệu đồng với hành vi như trên.

Dấu vết để lại tại hiện trường cho thấy, núi Bà Hoả đã bị khai thác nham nhở với khối lượng rất lớn. Tuy nhiên, đại diện Sở TNMT tỉnh Bình Định lại cho rằng, không thể xác định được khối lượng đất đã bị khai thác không phép vận chuyển ra ngoài.

“Khoáng sản chưa cấp phép thì chính quyền địa phương phải quản lý, chịu trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra việc khai thác không phép. Tuy nhiên, việc xác định bao nhiêu khối lượng khoáng sản đã bị khai thác không phép tại núi Bà Hoả chở ra ngoài phục vụ các công trình khác, rất khó khăn. Doanh nghiệp đã chở đất rời khỏi khu vực khai thác thì không thể xác định được khối lượng, ngành chức năng chỉ xác định khi bắt quả tang hành vi khai thác tại hiện trường, hiện trạng bao nhiêu khối… để làm căn cứ xử lý”, ông Vinh cho hay.

Nguồn: https://danviet.vn/binh-dinh-mac-ket-hon-300-hecta-dat-vang-giua-trung-tam-quy-nhon-20220925175015331.htm

Fanpage: https://www.facebook.com/duanquynhon.vn

Rate this post
Date: 07-11-2022

Bài viết cùng danh mục

Quy Nhơn: Loạt dự án bất động sản nghìn tỷ đổ vào Nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp và các dự án kết nối với tuyến đường ven biển có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ, đồng loạt được triển khai tại Bình Định. Bán đảo Hải Giang (TP Quy Nhơn, Bình
Huyện Phù Mỹ đăng ký mời gọi đầu tư 31 dự án giai đoạn 2021 – 2025 Vừa qua, UBND huyện Phù Mỹ đã đăng ký danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư vào địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025 với 31 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 957,7
Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025 Ngày 19/4/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025 nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát triển
Nhận thông tin dự án