Bình Định đưa di sản Champa thành sản phẩm du lịch hút khách

12/04/2023

Bình Định đưa di sản Champa thành sản phẩm du lịch hút khách

Sở hữu những công trình kiến trúc Champa cổ, ngành văn hóa và du lịch của Bình Định đang từng bước đưa di sản Champa trở thành sản phẩm du lịch hút khách.

Di sản Champa trường tồn qua từng thế hệ

Trải qua hơn 5 thế kỷ trên vùng đất Bình Định xưa, những công trình, kiến trúc tôn giáo độc đáo mà người Champa đã xây dựng từ xa xưa đến nay còn sót lại là hệ thống thành cổ, tháp cổ, lò gốm… đã trở thành viên ngọc quý trong nền kiến trúc cổ, văn hóa Việt Nam.

Bình Định hiện còn 8 cụm tháp Champa với tổng số 14 tháp, phân bố ở các địa phương như TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát. Kiến trúc tháp Champa Bình Định có quy mô lớn và còn khá nguyên vẹn, mang phong cách kiến trúc độc đáo của thời kỳ Vijaya. Đến nay, 8 cụm tháp Champa đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách đến Bình Định

Các công trình tháp Champa thường được xây trên các đồi cao, sử dụng hoàn toàn mặt bằng nguyên thủy của khu đồi, rồi bắt đầu xử lý phần móng.

Nổi bật như tháp Đôi ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn), đây là một cụm gồm 2 tháp, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Kiến trúc của tháp Đôi chịu ảnh hưởng đậm nét bởi văn hoá Khmer ở Bình Định, thể hiện rõ ở hình dáng, trang trí kiến trúc.

Tương tự, cụm tháp Bánh Ít là di tích kiến trúc nghệ thuật Champa có niên đại cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII. Tháp được xây dựng trên ngọn đồi cao nằm giữa hai nhánh sông Kôn. Nghệ thuật kiến trúc Tháp Bánh Ít tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.

Cần tạo sản phẩm du lịch ban đêm để hút khách

Hiện nay, tỉnh Bình Định chưa có dự án của nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực vui chơi, giải trí về đêm quy mô lớn để phát triển kinh tế đêm. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định đang phối hợp cùng với Sở Du lịch tỉnh Bình Định đề xuất các sản phẩm du lịch phục vụ du khách khi đến các tháp Champa, nhất là sản phẩm du lịch ban đêm; tổ chức các tour đưa du khách về các tháp Champa.

Ông Tạ Xuân Chánh – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, cho biết, trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp với ngành du lịch triển khai các tour du lịch tham quan một số di tích tháp Chămpa trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là tour tham quan tháp Đôi (TP Quy Nhơn), tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước), tháp Dương Long (huyện Tây Sơn)…

Bình Định triển khai mã QR thuyết minh tự động phục vụ khách tham quan các tháp Champa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các tour du lịch đến các di sản văn hóa Champa vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy cần phải có những phương án cụ thể để mang lại hiệu quả cho phát triển du lịch tỉnh nhà.

“Việc làm cần thiết để thu hút khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị của bảo tàng, di tích, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế là phải gắn kết du lịch với bảo tàng, di tích tháp Champa” – ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định, nhận định.

Theo báo cáo Sở Du lịch tỉnh Bình Định, lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch tỉnh này ước đón hơn 1,2 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022, doanh thu ước đạt được 2.625 tỉ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: dulich.laodong.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/duanquynhon.vn/

Rate this post
Date: 12-04-2023

Bài viết cùng danh mục

3 điểm đến lịch sử ở Bình Định 3 điểm đến lịch sử ở Bình Định không thể bỏ qua khi đến miền đất võ Ngoài biển đảo, du khách có thể khám phá cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta, hoặc uống nước từ giếng cổ nhà Tây Sơn. Chứa
Quy Nhơn: Loạt dự án bất động sản nghìn tỷ đổ vào Nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp và các dự án kết nối với tuyến đường ven biển có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ, đồng loạt được triển khai tại Bình Định. Bán đảo Hải Giang (TP Quy Nhơn, Bình
Thủ tục cấp sổ đỏ online từ 20.5.2023 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên môi trường điện tử (cấp sổ đỏ online). Cụ thể, tại Khoản 7
Nhận thông tin dự án